Phát biểu tại hội thảo, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, năm 2024, Thành phố tiếp tục chọn chuyển đổi số và đô thị thông minh là nội dung trọng tâm với chủ đề năm là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội”.
Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thành kế hoạch xây dựng Chính quyền số đến năm 2025, Thành phố đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số với mục tiêu phấn đấu kinh tế số đóng góp năm 2024 là 22%, khoảng 25% đến năm 2025, 40% đến năm 2030 trong GRDP của Thành phố.
Ông Lâm Đình Thắng chia sẻ, tổng số doanh nghiệp TP.HCM năm 2022 khoảng 260.705. Trong đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông – CNTT khoảng 22.773.
Tỷ trọng GRDP kinh tế số của TP.HCM, theo phương pháp tính của Tổng Cục thống kê năm 2020 là 12,61%; năm 2021 đạt 13,84%; năm 2022 là 13,51% (xếp hạng 7 cả nước). Còn theo phương pháp tính của Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, tỷ trọng GRDP kinh tế số của TP.HCM năm 2021 là 15,38% (chưa bao gồm thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ). Học viện Bưu chính Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông đo lường tỷ trọng GRDP kinh tế số của TPHCM năm 2022 là 18,86% (xếp hạng 7 cả nước).
Từ số liệu thống kê của các đơn vị cho thấy, đến nay, tỷ trọng đóng góp kinh tế số trong GRDP của TP.HCM có sự tăng trưởng, nhưng để đạt mục tiêu đề ra, theo ông Lâm Đình Thắng là nhiệm vụ khó khăn, thách thức rất lớn, cần có giải pháp đột phá, sáng tạo, đổi mới.
Với quyết tâm TP.HCM là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á đến năm 2030, Sở TT&TT nhận thấy để thúc đẩy phát triển kinh tế số Thành phố cần có quản lý điều hành bằng những chính sách lành mạnh, bền vững, có công cụ để kết nối đo lường, giám sát các hoạt động kinh tế số, sớm phát hiện và dự báo những tác động tiêu cực và kịp thời điều chỉnh; có sự chung tay, trách nhiệm chung, nỗ lực đóng góp của cộng đồng ngành ICT nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung.
Theo ông Lâm Đình Thắng, giai đoạn này, Thành phố mong muốn xây dựng các giải pháp có tính khả thi cao để thực hiện hoàn thành 3 nhiệm vụ: Đo lường kinh tế số, đề xuất giải pháp phù hợp phát triển kinh tế số đạt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số đạt 22% GRDP của Thành phố; Tập trung thúc đẩy, phát triển kinh tế số 7 ngành, lĩnh vực: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Lao động, việc làm và an sinh xã hội; Du lịch; Nông nghiệp và nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Logistics; Thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
" alt=""/>TP.HCM tập trung phát triển kinh tế số 7 ngành, lĩnh vựcMột số phòng khám tư nhân có yếu tố nước ngoài vẫn lén lút hoạt động khám chữa bệnh mặc dù đã bị xử phạt trước đó.
Theo Sở Y tế TP.HCM, từ ngày 4/12/2022 đến 3/1/2023, Thanh tra Sở đã tiếp nhận và xử lý 142 tin phản ánh của người dân. Trong đó, 30 tin liên quan đến các trường hợp “vẽ bệnh, moi tiền” người bệnh tại các phòng khám có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố.
Qua quá trình xác minh, kiểm tra thực tế, Thanh tra Sở Y tế đã lập biên bản xử lý và ban hành Quyết định xử phạt hành chính với 7 cá nhân và tổ chức, phạt hành chính tổng cộng hơn 300 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh 2 phòng khám đa khoa; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của 3 bác sĩ.
Tiếp tục ứng phó tình trạng tình trạng trên, Sở Y tế TP.HCM đã cập nhật và bổ sung một số nội dung mới trong "Quy trình Phản ứng nhanh trong tiếp nhận thông tin phản ánh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề trong lĩnh vực y tế".
Theo đó, Thanh tra Sở Y tế là bộ phận tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân. Sau khi tiếp nhận và phân loại thông tin phản ánh, cấp độ thông tin cần xử lý sẽ được chia thành 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Thông tin phản ánh về quảng cáo chưa đúng quy định; vi phạm trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế tư nhân; hành vi vi phạm có liên quan đến các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ (xăm, phun, thêu trên da), spa, chăm sóc da... hoạt động trên địa bàn. Các phản ánh này sẽ được chuyển về phòng y tế quận/huyện và TP Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.
Cấp độ 2: Thông tin phản ánh về các sai phạm của các cơ sở y tế có yếu tố người nước ngoài; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phép; các trường hợp tai biến thẩm mỹ. Thanh tra Sở Y tế sẽ chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng kiểm tra và xử lý.
Cấp độ 3: Thông tin phản ánh các sai phạm có liên quan đến yếu tố nước ngoài, an ninh, trật tự của địa phương, cơ sở khám chữa bệnh cố ý chẩn đoán thêm bệnh để thu tiền của người bệnh và đang giữ người bệnh. Ở cấp này, Thanh tra Sở Y tế sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý khẩn cùng với sự phối hợp cơ quan Công an TP.HCM và cơ quan chức năng địa phương.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khẩn cấp, Thanh tra Sở sẽ thông báo ngay cho phòng y tế địa phương để kịp thời đến địa điểm được người dân phản ánh, ngăn chặn các hành vi vi phạm và bảo vệ chứng cứ.
Thời gian tối đa xử lý thông tin và công khai kết quả giải quyết thông tin phản ánh không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin cấp độ 1, không quá 48 giờ đối với thông tin cấp độ 2, không quá 72 giờ đối với thông tin cấp độ 3.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhận định, Hiệp hội là nơi hội tụ của ba nhà: nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Số lượng thành viên tham dự gặp mặt thường niên đông hơn năm ngoái ở cả 3 yếu tố - cả nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường, đã chứng tỏ rằng Hiệp hội đang làm tốt việc của mình. Rất mong cứ năm sau chúng ta gặp mặt nhau, số lượng tham dự lại đông hơn năm trước.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA cho rằng, năm 2020 là năm khó khăn cho các lĩnh vực kinh tế, trong đó có lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên với nỗ lực của toàn thể hội viên, hoạt động của Hiệp hội vẫn đạt được nhiều kết quả.
Theo báo cáo của VNISA, các nội dung công việc, bao gồm cả những công việc phát sinh trong năm 2020 đều đã được hoàn thành tốt. Các hoạt động mang tính chuyên môn được chú trọng, đơn cử như đã xây dựng 2 tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cơ sở về an toàn thông tin và tổ chức 2 khóa đào tạo kiểm định viên an toàn thông tin đầu tiên tại Việt Nam.
Chuỗi hoạt động Ngày An toàn thông tin Việt Nam với chủ đề “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam - Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số quốc gia” cũng đã được tổ chức thành công với sự nâng tầm về chất lượng và quy mô so với các năm trước, có sự tham dự của những đại biểu ở Lào, Campuchia và Myanmar.
![]() |
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam trao bằng khen cho các tập thể có đóng góp tích cực vào hoạt động của Hiệp hội năm 2020. |
Với năm 2021, vị Chủ tịch VNISA cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, song năm 2021 có rất nhiều cơ hội các doanh nghiệp hội viên VNISA cần tận dụng. Đặc biệt, Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây là điều kiện cần thiết cho lĩnh vực an toàn thông tin hoạt động.
“Bên cạnh đó, Bộ TT&TT, đặc biệt là Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất nhấn mạnh chủ trương Make in Vietnam, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho thị trường trong nước; các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin rất được chú trọng”, ông Hưng lưu ý.
Cùng với đó, năm nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chương trình tiếp nối về đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin cũng như tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin. “Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp, cho cộng đồng CNTT, an toàn thông tin hoạt động trong năm 2021. Chúng tôi rất mong với sự tham gia đông đủ của các hội viên, VNISA sẽ thực hiện thành công chủ trương, chính sách mà Nhà nước đang vạch ra với lĩnh vực an toàn thông tin”, ông Hưng nhận định.
Đổi mới các hoạt động theo hướng đề cao trách nhiệm xã hội
Thông tin về các hoạt động chính của VNISA trong năm 2021, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA, ông Vũ Quốc Thành khẳng định: Hiệp hội luôn mong muốn giữ vai trò cầu nối giữa khối doanh nghiệp, thành viên Hiệp hội với các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời phải thể hiện, đề cao hơn nữa trách nhiệm xã hội. Vì thế, các hoạt động của Hiệp hội chủ yếu xoay quanh 3 góc độ: quan hệ giữa Hiệp hội với khối cơ quan nhà nước, với các doanh nghiệp hội viên và xã hội.
![]() |
Cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN" 2021 sẽ mở rộng số lượng đội của các nước ASEAN khác (Ảnh minh họa) |
Một hoạt động mới sẽ được VNISA bổ sung với mong muốn thể hiện trách nhiệm xã hội là cuộc thi online “Học sinh với an toàn thông tin” 2021. Dự kiến được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 9, cuộc thi nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các học sinh, phụ huynh học sinh trên cả nước; tạo ra một sân chơi lành mạnh bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
Bên cạnh đó, các hoạt động khác đã trở thành truyền thống của VNISA như Ngày An toàn thông tin Việt Nam; chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc với tên gọi “Chìa khóa vàng”; cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN”, các khóa đào tạo về an toàn thông tin… cũng sẽ có những đổi mới trong năm nay.
Cụ thể như, chương trình “Chìa khóa vàng” 2021 diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 dự kiến có thêm hạng mục bình chọn mới là Top 5 doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam tiêu biểu, gồm từ 4 - 5 hạng mục nhỏ. Cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN” 2021 ngoài việc nâng cao chất lượng sẽ tiếp tục mở rộng số lượng đội thi đến từ các nước ASEAN khác.
Ngoài ra, VNISA cũng xem xét thành lập các chi hội, câu lạc bộ chuyên môn theo ngành nghề như lĩnh vực ngân hàng, các cơ sở đào tạo đại học… Đồng thời, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức chuyên môn trực thuộc như Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam; Câu lạc bộ Kiểm tra, đánh giá và kiểm định an toàn thông tin Việt Nam.
Tại buổi gặp mặt thường niên 2021, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã trao 21 bằng khen và 20 giấy khen cho các tập thể đã có nhiều đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội năm 2020. Đồng thời, trao chứng nhận hội viên mới cho 16 tổ chức, cá nhân. " alt=""/>Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin